Trách nhiệm pháp lý trong vụ hỏa hoạn làm 3 cảnh sát PCCC hy sinh

Nguyên kiểm sát viên nhìn nhận người có lỗi phải bồi thường thiệt hại về tài sản do hành vi gây ra. Thiệt hại về người chỉ được đề cập nếu 8 người trong quán hát tử vong.

Chiều 1/8, ngọn lửa bùng lên tại quán karaoke ISIS tại số 231 Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nguyên nhân hỏa hoạn được xác định do hàn xì trong quá trình sửa chữa quán hát.

Quá trình làm nhiệm vụ, tổ trinh sát gồm thượng tá Đặng Anh Quân (Đội trưởng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an quận Cầu Giấy) cùng thượng úy Đỗ Đức Việt và hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc đã hướng dẫn, đưa 8 người ra ngoài an toàn. Khi họ quay lại tìm kiếm người mắc kẹt, các vật liệu làm trần giả và trang trí trong nhà sập xuống khiến 3 cán bộ, chiến sĩ hy sinh.

Trong vụ việc này, những cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm pháp lý ra sao?

hoa hoan 3 chien si hy sinh anh 1

Vụ hỏa hoạn xảy ra chiều 1/8 tại quán karaoke số 231 Quan Hoa. Ảnh: Việt Linh.

Hai tình huống có thể xảy ra

Luật sư Dương Đức Thắng (Phó giám đốc Công ty Luật Myway) chia sẻ đây là vụ việc đau lòng, gây tổn thất lớn về con người. Cơ quan chức năng sẽ lập hồ sơ, thành lập tổ công tác xác minh các vấn đề liên quan vụ hỏa hoạn, từ đó xác định trách nhiệm pháp lý (nếu có) của cá nhân liên quan.

Từng tham gia nhiều vụ án với vai trò kiểm sát viên, ông Thắng cho rằng cần tập trung làm rõ trách nhiệm của thợ hàn và chủ cơ sở karaoke trong tình huống này. Từ đó, có hai tình huống có thể xảy ra như sau:

Thứ nhất, nếu thợ hàn đã tuân thủ đầy đủ quy tắc hành chính, quy tắc nghề nghiệp và quy định về phòng cháy chữa cháy nhưng vụ hỏa hoạn vẫn xảy ra, thời điểm ngọn lửa bùng lên người thợ hàn đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không khống chế được ngọn lửa thì đây có thể coi là sự kiện bất khả kháng.

Trích dẫn Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, nguyên kiểm sát viên Dương Đức Thắng cho biết người gây thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng. Như vậy, nếu nguyên nhân vụ hỏa hoạn được xác định do sự kiện bất khả kháng gây ra, thợ hàn sẽ không phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho chủ nhà.

Thứ hai, nếu xác định người thợ hàn không đảm bảo đầy đủ an toàn về phòng chống cháy nổ khi làm việc dẫn tới hỏa hoạn, người này có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản cho chủ nhà. Trường hợp chủ nhà cũng có một phần lỗi trong vụ hỏa hoạn thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Ngoài ra, nếu những người thợ hàn được một đơn vị khác thuê để tiến hành công việc, đơn vị đó cũng sẽ có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại về tài sản cho chủ nhà.

hoa hoan 3 chien si hy sinh anh 2

Theo luật sư, dù vụ cháy khiến 3 cán bộ chiến sĩ Cảnh sát PCCC thiệt mạng, khó có căn cứ để yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường cho gia đình các chiến sĩ. Ảnh: Gia Khánh.

Nói thêm về thiệt hại về người trong vụ việc này, luật sư Thắng cho rằng đây là mất mát to lớn và là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, cần tách bạch trách nhiệm các bên, làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của cá nhân gây thiệt hại và hậu quả khiến 3 cán bộ chiến sĩ tử vong trong trường hợp này. Dưới góc độ pháp lý, ông cho rằng khó có căn cứ yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường cho gia đình các chiến sĩ.

"Cần xác định thiệt hại trong trường hợp này là thiệt hại về tài sản, người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường dân sự cho cá nhân có tài sản bị thiệt hại. Trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại về người chỉ được đề cập nếu vụ hỏa hoạn làm chết 8 người có mặt ở quán karaoke thời điểm đó. Việc 3 chiến sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ là tai nạn, sự cố ngoài ý muốn, không có mối quan hệ nhân quả với hành vi của cá nhân gây thiệt hại trong vụ hỏa hoạn", ông Thắng phân tích.

Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự?

Luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình) cũng cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của người thợ hàn trong trường hợp này.

Trường hợp xác định thợ hàn không tuân thủ các quy tắc hành chính, quy tắc nghề nghiệp, không đảm bảo các quy định về phòng cháy chữa cháy và đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hỏa hoạn; đồng thời vụ việc gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015.

hoa hoan 3 chien si hy sinh anh 3

Trường hợp thiệt hại dưới 500 triệu đồng, người vi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 2-5 năm. Nếu thiệt hại từ 500 triệu đến dưới 1,5 tỷ đồng, khung hình phạt là 5-8 năm tù, còn trong trường hợp thiệt hại từ 1,5 tỷ đồng trở lên, mức phạt sẽ là phạt tù 7-12 năm.

Ngoài trách nhiệm hình sự, người vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại đã gây ra theo quy định. Nếu thợ hàn được đơn vị hoặc cá nhân khác thuê làm việc thì người chủ đơn vị thi công có trách nhiệm liên đới bồi thường vì không áp dụng biện pháp bảo hộ và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng lao động gây ra thiệt hại.

Dòng tin nhắn 'báo cháy' không còn được hồi âm

Chiều 1/8, tôi vẫn như thường lệ nhắn tin và gọi cho Việt để hỏi thông tin về vụ cháy. Nhưng lần này có khác biệt - lần duy nhất tôi không nhận được phản hồi từ người bạn của mình.

3 cảnh sát hy sinh khi quay lại tìm người mắc kẹt trong quán karaoke

Sau khi cứu 8 người khỏi vụ cháy, 3 cảnh sát tiếp tục đi lên các tầng tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt. Nhưng tới tầng 4, các vật liệu làm trần giả, vật trang trí đổ sập xuống cầu thang.