Tỷ phú Trần Đình Long gửi tâm thư tới cổ đông Hòa Phát

Chủ tịch Hòa Phát cho rằng năm 2022 xuất hiện nhiều biến động cả trong nước và quốc tế, ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa công bố báo cáo thường niên tổng hợp năm kinh doanh 2022 và định hướng hoạt động trong tương lai. Mở đầu nội dung gửi cổ đông, Chủ tịch Trần Đình Long đã đưa ra đánh giá năm kinh doanh 2022 là vòng xoáy biến động.

Nhìn lại năm 2021, vị tỷ phú cho rằng tập đoàn đã đạt được doanh thu và lợi nhuận rực rỡ nhất trong lịch sử 30 năm phát triển. Tuy nhiên, những biến động lớn về kinh tế, chính trị thế giới diễn ra trong năm 2022 đã ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch sản xuất kinh doanh của Hòa Phát.

Cụ thể, năm vừa qua, dịch Covid 19 đã được đẩy lùi, nhưng chiến tranh, lãi suất, lạm phát, tỷ giá đã tạo thành “lốc xoáy” cuốn bay thành quả tích lũy của nhiều nền kinh tế. Lần đầu tiên, Hòa Phát ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ sâu liên tiếp trong hai quý cuối năm 2022.

Trong cùng một năm, ngành bất động sản từ nóng chuyển sang nguội dần và đóng băng vào cuối năm. Tỷ giá, lãi suất cũng lên cơn sốt chưa từng có và chỉ hạ nhiệt bớt vào tháng 12/2022.

Với 95% doanh thu lợi nhuận đến từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép, doanh thu năm 2022 của tập đoàn chỉ đạt 89% kế hoạch đề ra, giảm 5% so với năm 2021. Lợi nhuận ròng đạt 8.444 tỷ đồng, hoàn thành 34% kế hoạch và giảm 76% so với con số 34.520 tỷ đồng thực hiện năm 2021.

KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA HÒA PHÁT
Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp
NhãnNăm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022Kế hoạch năm 2023
Doanh thu thuần tỷ đồng 274533328346162558366365890119149680141409150000
Lợi nhuận sau thuế
35046606801586017578135063452184448000

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản và điện máy gia dụng của Hòa Phát dù đạt mục tiêu đề ra, vẫn không thể kéo doanh thu toàn tập đoàn tới chỉ tiêu kế hoạch, chủ yếu vì lợi nhuận ngành thép giảm 76% và nông nghiệp giảm 92% so với cùng kỳ.

Năm 2022, sản lượng bán hàng thép các loại của Hòa Phát đạt 7,2 triệu tấn. Trong đó, thép xây dựng đạt hơn 4,2 triệu tấn, tăng 10% so với 2021, thị trường xuất khẩu đóng góp 1,16 triệu tấn. Tại thị trường trong nước, Hòa Phát vẫn dẫn đầu thị phần thép xây dựng với gần 35%. Tập đoàn đã cung cấp ra thị trường 2,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng, chiếm 42,4% sản lượng HRC do Việt Nam sản xuất.

Với mảng nông nghiệp, sản lượng heo các loại đạt 404.000 con, trứng gà bán 850.000 quả/ngày, dẫn đầu khu vực miền Bắc.

Vị tỷ phú ngành thép ví Hòa Phát là xe lu với tinh thần “khó khăn nào cũng vượt qua, trở ngại nào vẫn tiến bước”. Bên cạnh hệ thống 30 nhà máy, khu liên hợp, trang trại và 30.000 công nhân viên, Hòa Phát cũng sở hữu thị trường tiêu thụ đa dạng, góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam.

Doanh thu từ xuất khẩu năm ngoái đạt hơn 31.600 tỷ đồng, chiếm 22% tổng doanh thu. Thị trường xuất khẩu tới 30 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục. Số nộp ngân sách của Hòa Phát đạt 11.200 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo tập đoàn nhận định ngành thép thế giới và Việt Nam, trong đó có Hòa Phát, tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức hiện hữu. Doanh thu dự kiến năm nay sẽ tăng nhẹ so với năm 2022. Giá nguyên nhiên liệu có xu hướng tăng trong khi giá bán tăng không tương xứng, chi phí tài chính lớn do dự báo lãi suất vẫn tiếp tục duy trì trạng thái cao.

Theo kế hoạch, ngày 30/3 tới, Hòa Phát sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 tại Hà Nội. Với năm kinh doanh này, tập đoàn đặt mục tiêu 150.000 tỷ đồng doanh thu, cao hơn năm ngoái khoảng 5% và lãi sau thuế 8.000 tỷ đồng, giảm 5%.

Sản lượng bán thép Hòa Phát tụt dốc

Theo báo cáo sản xuất trong tháng 2, sản lượng bán hàng các loại thép của Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Chủ Vinasoy hạ mục tiêu lợi nhuận thấp nhất thập kỷ

Công ty Đường Quảng Ngãi (QNS) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 dự kiến được tổ chức vào ngày 1/4.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...