[TỌA ĐÀM] Thuốc lá điện tử trong trường học: Nhận diện và phòng chống

TPO - Báo Tiền Phong tổ chức buổi tọa đàm “Thuốc lá điện tử trong trường học: Nhận diện và phòng chống” với những chia sẻ của chuyên gia, các nhà giáo để có thêm những cảnh báo và tìm được cách phòng chống vấn nạn thuốc lá điện tử trong học đường.
THUOC LA DIEN TU 19/12

Trực tiếp Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

17 phút trước

Báo Tiền Phong luôn quan tâm đến thế hệ trẻ của đất nước

Phát biểu tại buổi toạ đàm, Nhà báo Phùng Công Sưởng nêu vấn đề Báo Tiền Phong tổ chức buổi toạ đàm: “Thuốc lá điện tử trong trường học: Nhận diện và phòng chống” là một nội dung mang tính thời sự và cấp bách.

Vì sao buổi tọa đàm nói chủ đề này? Vì đối tượng học sinh trong trường học đặc biệt được quan tâm và dễ tổn thương cả về tâm lý và sức khoẻ.

[TỌA ĐÀM] Thuốc lá điện tử trong trường học: Nhận diện và phòng chống ảnh 1

Nhà báo Phùng Công Sưởng. Ảnh: Trọng Quân

Với vai trò là cơ quan ngôn luận của TW Đoàn, báo Tiền Phong luôn có tuyến bài quan tâm đến thế hệ trẻ của đất nước. Với vai trò đó, báo Tiền Phong đã tổ chức buổi toạ đàm về vấn đề này.

Buổi toạ đàm sẽ lắng nghe ý kiến của các thầy cô trong nhà trường, là các y bác sĩ, là chuyên gia tâm lý. Buổi toạ đàm mong muốn nhận được nhiều ý kiến xác đáng giúp chúng ta có những bài học hữu hiệu trước khi chưa quá muộn.

Chúng ta đều biết, kết quả Điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2019 với gần 7.800 học sinh tại 21 tỉnh, thành phố của Việt Nam cho thấy có 2,57% học sinh trong độ tuổi từ 13-17 hút thuốc lá điện tử, tỷ lệ này ở học sinh thành thị là 3,77%. Với học sinh THCS, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 2,15% và 3,1% với học sinh THPT.

Đánh giá về tác hại của thuốc lá điện tử thì vô cùng lớn vì dẫn đến sức khoẻ ngay lập tức cũng như lâu dài như não bộ, dây thần kinh.

Các cơ quan chức năng đã có những ý kiến về vấn đề này. Việc sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện ở học đường hiện nay đang là hiện tượng đáng báo động. Gần đây, trào lưu thuốc lá điện tử hay thuốc lá thế hệ mới đang ngày càng “xâm nhập” nhiều vào trường học, gây ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh tuổi vị thành niên.

Buổi toạ đàm mong muốn có các ý kiến sâu sát hơn để bạn đọc có cái nhìn thấu đáo hơn. Với buổi toạ đàm dù ngắn, chúng tôi vẫn mong có nhiều ý kiến của các chuyên gia để nhận diện và hướng giải pháp về mặt quản lý, giáo dục, phòng ngừa để chúng ta dựng lên một lớp hành lang an toàn cho các em, giúp các em học sinh hoàn thiện về tri thức, phẩm chất, xứng đáng là những chủ thể tương lai của đất nước.

36 phút trước

Việc sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện ở học đường hiện nay đang là hiện tượng đáng báo động.

Gần đây, trào lưu thuốc lá điện tử hay thuốc lá thế hệ mới đang ngày càng “thâm nhập” nhiều vào trường học, gây ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh tuổi vị thành niên - lứa tuổi hiếu kỳ, tò mò và thích khám phá.

[TỌA ĐÀM] Thuốc lá điện tử trong trường học: Nhận diện và phòng chống ảnh 9

Vụ việc mới đây nhất được dư luận đặc biệt quan tâm là 8 học sinh lớp 3 của một trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội phải nhập viện do hút thuốc lá điện tử vì tò mò.

Kết quả Điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2019 với gần 7.800 học sinh tại 21 tỉnh, thành phố của Việt Nam cho thấy có 2,57% học sinh trong độ tuổi từ 13-17 hút thuốc lá điện tử, tỷ lệ này ở học sinh thành thị là 3,77%. Với học sinh THCS, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 2,15% và 3,1% với học sinh THPT.

Việc sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện ở học đường hiện nay đang là hiện tượng đáng báo động. Gần đây, trào lưu thuốc lá điện tử hay thuốc lá thế hệ mới đang ngày càng “xâm nhập” nhiều vào trường học, gây ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh tuổi vị thành niên - lứa tuổi hiếu kỳ, tò mò và thích khám phá.

Thuốc lá điện tử là thiết bị chạy bằng pin dùng để làm nóng dung dịch lỏng (thường chứa nicotine), biến dung dịch này thành hơi cùng những luồng khói có hương thơm để người hút có thể hít vào phổi. Hầu hết các mẫu thuốc lá điện tử hiện nay sử dụng ống chứa dung dịch – loại dùng một lần hoặc có thể bơm dịch vào để dùng tiếp. Tuy nhiên, một số thành phần chất ma túy cũng có thể được cho vào dưới dạng chất lỏng để tăng cảm giác của người dùng, không rõ nguồn gốc và nồng độ, vì thế gây ra những hệ lụy khôn lường cho học sinh.

Chính vì tính chất nghiêm trọng như vậy Báo Tiền Phong, cơ quan ngôn luận của T.Ư Đoàn không thể đứng ngoài cuộc trước sức khỏe của học sinh, sinh viên, những thế hệ trẻ tương lai của đất nước bị đe dọa.

Buổi tọa đàm được Báo Tiền Phong tổ chức chiều nay lúc 14h00 có chủ đề: “Thuốc lá điện tử trong trường học: Nhận diện và phòng chống”, Ban tổ chức mong muốn với những chia sẻ của chuyên gia, các nhà giáo để có thêm những cảnh báo và tìm được cách phòng chống vấn nạn này trong học đường.

Khách mời của buổi tọa đàm gồm:

- TS. BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc- Bệnh viện Bạch Mai.

- Ông Vũ Vinh Phú, Nguyên phó GĐ sở Thương mại Hà Nội (nay là Sở Công thương) Nguyên Phó Thường trực Ban Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại 127 TP Hà Nội.

- Thầy Nguyễn Quốc Dương, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Ba Đình, Hà Nội.

- Chuyên gia Tâm lý, Thạc sĩ Đỗ Trần Phương Anh, Dự án Phi chính phủ Hoàng Gia Anh.