12 ca mắc Omicron tại TP.HCM đã khỏi bệnh, xuất viện

Đến 15h ngày 13/1, tất cả 12 trường hợp đều đã xuất viện. Trong 12 ca này, chỉ 2 ca có triệu chứng sổ mũi nhẹ, ho, còn lại không có triệu chứng.

Chiều 13/1, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM họp báo định kỳ về tình hình dịch.

Nhận 700 tin báo vi phạm tiếng ồn, TP.HCM xử phạt 59 trường hợp

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo, hiện, TP.HCM đang điều trị 4.152 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 82 trẻ em dưới 16 tuổi, 301 bệnh nhân nặng đang thở máy, 18 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 12/1, 275 bệnh nhân nhập viện, 292 bệnh nhân xuất viện, 19 trường hợp tử vong. Tính đến nay, TP.HCM có 20.182 ca tử vong do Covid-19.

TP.HCM đã tiêm hơn 3 triệu liều vaccine nhắc lại và hơn 492.000 liều vaccine bổ sung.

Số ca tử vong tại TP.HCM từ 22/8 đến nay
Nguồn: HCDC
Nhãn 22/8 23/8 24/8 25/8 26/8 27/8 28/8 29/8 30/8 31/8 1/9 2/9 3/9 4/9 5/9 6/9 7/9 8/9 9/9 10/9 11/9 12/9 13/9 14/9 15/9 16/9 17/9 18/9 19/9 20/9 21/9 22/9 23/9 24/9 25/9 26/9 27/9 28/9 29/9 30/9 1/10 2/10 3/10 4/10 5/10 6/10 7/10 8/10 9/10 10/10 11/10 12/10 13/10 14/10 15/10 16/10 17/10 18/10 19/10 20/10 21/10 22/10 23/10 24/10 25/10 26/10 27/10 28/10 29/10 30/10 31/10 1/11 2/11 3/11 4/11 5/11 6/11 7/11 8/11 9/11 10/11 11/11 12/11 13/11 14/11 15/11 16/11 17/11 18/11 19/11 20/11 21/11 22/11 23/11 24/11 1/12 2/12 3/12 4/12 5/12 6/12 7/12 8/12 9/12 10/12 11/12 12/12 13/12 14/12 15/12 16/12 17/12 18/12 19/12 20/12 21/12 22/12 23/12 24/12 25/12 26/12 27/12 28/12 29/12 30/12 31/12 1/1 2/1 3/1 4/1 5/1 6/1 7/1 8/1 9/1 10/1 11/1 12/1
Số ca tử vong Ca 340 292 266 242 287 271 256 245 335 303 217 250 256 222 233 253 268 203 195 188 200 228 199 189 160 166 165 182 163 184 181 175 140 123 131 122 131 113 106 96 123 79 93 104 88 92 78 74 82 73 64 73 61 61 58 38 51 47 43 41 33 42 30 40 27 32 25 32 30 21 25 31 40 28 33 32 31 35 38 43 38 42 38 22 45 35 26 42 55 42 50 59 62 77 59 80 68 75 69 94 57 75 76 72 67 78 75 64 74 65 60 65 57 56 58 46 44 44 42 36 30 35 40 37 34 33 30 31 26 25 21 20 18 19 19 19 18 19
Xu hướng ca tử vong
340 292 266 242 287 271 256 245 335 303 217 250 256 222 233 253 268 203 195 188 200 228 199 189 160 166 165 182 163 184 181 175 140 123 131 122 131 113 106 96 123 79 93 104 88 92 78 74 82 73 64 73 61 61 58 38 51 47 43 41 33 42 30 40 27 32 25 32 30 21 25 31 40 28 33 32 31 35 38 43 38 42 38 22 45 35 26 42 55 42 50 59 62 77 59 80 68 75 69 94 57 75 76 72 67 78 75 64 74 65 60 65 57 56 58 46 44 44 42 36 30 35 40 37 34 33 30 31 26 25 21 20 18 19 19 19 18 19

Trả lời câu hỏi về xử lý vi phạm tiếng ồn, thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM, cho biết Công an TP.HCM đã ban hành hướng dẫn về việc thực hiện biện pháp phòng, chống và xử lý vi phạm về tiếng ồn tại TP.HCM (từ ngày 19/4/2021).

dich Covid-19 tai TP.HCM anh 1

Người dân thử loa ở quận 10, TP.HCM. Ảnh: Thư Trần.

Từ 20/3/2021 đến nay, Công an TP.HCM đã lên danh sách, yêu cầu hơn 22.500 trường hợp viết cam kết tuân thủ quy định về tiếng ồn trong sản xuất, kinh doanh và trong cộng đồng dân cư, tháo dỡ các loa nhạc thường xuyên gây tiếng ồn. Công an TP.HCM đã nhắc nhở 515 cơ sở kinh doanh và hộ gia đình chấn chỉnh hoạt động phát ra tiếng ồn.

Lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lý 26 trường hợp điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh (nổ bô to, bấm còi, rú ga liên tục trong khu dân cư…).

Công an thành phố tiếp nhận 700 tin báo về hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt gây tiếng ồn. Lực lượng công an đã yêu cầu ngưng, nhắc nhở, buộc cam kết và ra quyết định xử phạt 59 trường hợp vi phạm về gây tiếng ồn với số tiền 47 triệu 250 nghìn đồng.

Từ tháng 2, trẻ em đến trường tham gia các hoạt động vui xuân theo tinh thần tự nguyện

Thông tin báo chí về kế hoạch cho học sinh khối lớp 6 trở lại trường học, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết ngày 12/1, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổ chức dạy và học trở lại đối với khối giáo dục mầm non. Từ tháng 2, trẻ em đến trường tham gia hoạt động vui xuân theo tinh thần tự nguyện.

Về lộ trình, Sở đang trình, tham mưu UBND TP.HCM kế hoạch sau Tết Nhâm Dần 2022, trong đó bao gồm lộ trình cho trẻ từ lớp 1 đến lớp 6. Sau khi có thông tin chính thức đơn vị sẽ thông tin sau.

Ông Trọng cho biết thêm về việc tuyển dụng giáo viên, Sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị được đón trẻ đi học trực tiếp trở lại, trong đó có giáo viên, bảo mẫu cho khối mầm non.

Với trường hợp cơ sở thiếu giáo viên, bảo mẫu, Sở đã chỉ đạo các cơ sở chuẩn bị điều chỉnh nhân sự, mời các giáo viên bảo mẫu quay trở lại trường; đồng thời tuyển thêm giáo viên mầm non còn thiếu.

"Điều kiện phục vụ dạy và học của các cơ sở đáp ứng đến đâu sẽ đón trẻ trở lại trường phù hợp”, ông Trọng nói.

Ông Trọng cho biết thêm trước nhiều ý kiến về việc có nên mở lại cơ sở bán trú nội trú tại trường do lo ngại yếu tố phòng dịch, TP.HCM hiện không có quy định cấm các cơ sở giáo dục tổ chức bán trú, nội trú. Tuy nhiên, trong các buổi họp giao ban gần đây, Sở có yêu cầu, khuyến cáo các cơ sở giáo dục bình thường hóa các quy định đảm bảo dạy và học cho các em, trong đó có việc mạnh dạn mở lại các cơ sở bán trú, nội trú cho học sinh.

TP.HCM không bắn pháo hoa Tết Âm lịch Nhâm Dần

Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (VH&TT) Võ Trọng Nam cho biết dựa trên cơ sở đề xuất, TP.HCM có 18 hoạt động trong dịp Tết Âm lịch, kéo dài từ nay đến hết tháng 2.

Về việc bắn pháo hoa, trên tinh thần thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Trung ương và TP.HCM, Tết Âm lịch này thành phố không tổ chức bắn pháo hoa vào đêm giao thừa. Nhiều hoạt động khác vẫn được tổ chức như triển lãm Mừng xuân Nhâm Dần; gặp mặt kiều bào; Hội hoa xuân, chợ hoa Tết; chợ hoa Tết “Trên bến, dưới thuyền”; lễ dâng hương dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh; lễ hội đường sách; đường hoa Nguyễn Huệ; các hoạt động mừng xuân Nhâm Dần - mừng Đảng quang vinh; chương trình biểu diễn nghệ thuật 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; gặp mặt truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định; sân khấu hóa kỷ niệm 233 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử…

Năm nay, TP.HCM tiếp tục tổ chức hoạt động trang trí ánh sáng nghệ thuật đường phố trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; Đồng Khởi; Lê Duẩn; Nguyễn Huệ; Võ Thị Sáu; Lê Lợi. Khoảng một tuần nữa, các con đường này sẽ hoàn thiện. “So với mọi năm là trễ. Đúng kế hoạch là 20/12 nhưng do tình hình Covid-19 nên có trễ so với tiến độ”, ông Nam cho hay.

Ông Nam cho biết thêm để tôn vinh vai trò của bác sĩ, y tế phục vụ phòng, chống dịch, dù chưa tròn năm chẵn của ngành nghề nhưng lãnh đạo TP.HCM sẽ tổ chức các hoạt động xứng tầm vào Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 để tôn vinh đóng góp của lực lượng y bác sĩ thành phố.

12/12 ca mắc Omicron tại TP.HCM khỏi bệnh, xuất viện

Trả lời câu hỏi của Zing, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết thành phố hiện có 12 ca mắc Omicron và đã được cách ly điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 12.

dich Covid-19 tai TP.HCM anh 2

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM. Ảnh: Thu Hằng.

Đến 15h ngày 13/1, toàn bộ 12/12 trường hợp đều đã được xuất viện. Trong 12 ca này, chỉ 2 ca có triệu chứng sổ mũi nhẹ, ho, còn lại không có triệu chứng. Các trường hợp xuất viện đảm bảo quy định của Sở Y tế.

Về chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, 25.837 người chưa tiêm (tính đến 13/1); trong số này, đến nay, 18.493 người, chiếm 71,6%, đã được tiêm vaccine. Qua chiến dịch, ngành y tế phát hiện trên 5.000 người mắc Covid-19.

Như vậy, số chưa tiêm thuộc nhóm mắc Covid-19 hoặc chống chỉ định tiêm. Hiện, ngành y tế “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tư vấn, thuyết phục người có nguy cơ tiêm vaccine tại nhà.

Ngoài ra, ngành y tế tiếp tục phát tờ rơi hướng dẫn chăm sóc nhóm này để bảo vệ cho người cao tuổi không mắc Covid-19. TP.HCM đã chỉ đạo và Sở Y tế sẽ tham mưu thực hiện xét nghiệm đợt 3 cho người có nguy cơ trong tháng 1 và đến tháng 2 sẽ mở rộng nhóm nguy cơ đến người trên 50 tuổi.

Bệnh nhân mắc Covid-19 cần tái khám sau 2-4 tuần để tầm soát di chứng

Bác sĩ Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng TP.HCM, cho biết đơn vị là một trong các bệnh viện được giao tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc di chứng hậu Covid-19 trên địa bàn.

Theo bác sĩ, nhằm sớm phát hiện tình trạng bệnh nhân mắc di chứng sau khi khỏi Covid-19, bệnh viện khuyến cáo bệnh nhân sau khi xuất viện và có kết quả âm tính cần quay lại bệnh viện để tái khám trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần. Hiện, bệnh viện ghi nhận, điều trị hơn 1.000 ca bệnh, trong đó điều trị nội trú là 341 ca, còn lại là điều trị ngoại trú.

Bác sĩ Hoàng cho biết hầu hết di chứng hậu Covid-19 ở các bệnh nhân được ghi nhận có ảnh hưởng về hô hấp cấp và hô hấp mạn tính, một số di chứng về tim mạch, một số bệnh lý xuất huyết não, nhồi máu não, stress, lo âu, rối loạn giấc ngủ.

"Do đó, chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân sau khi xuất viện cần quay lại kiểm tra định kỳ xét nghiệm, thực hiện chụp X-quang chuyên sâu tim để đánh giá tổng quát, tầm soát", bác sĩ Hoàng nói.

TP.HCM vẫn thực hiện truy vết ca bệnh

Tại họp báo, phóng viên đặt câu hỏi về việc hiện nay, ngành y tế TP.HCM còn thực hiện truy vết các ca bệnh Covid-19 không? Nếu không thì việc khai báo y tế còn cần thiết không?

dich Covid-19 tai TP.HCM anh 3

Tầm soát dịch Covid-19 tại TP Thủ Đức, tháng 8/2021. Ảnh: Duy Hiệu.

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết TP.HCM đã trở thành vùng xanh, các hoạt động dần trở lại bình thường. Thành phố đang thích ứng an toàn, phòng chống dịch hiệu quả. Để giữ thành quả này, phòng chống dịch không được lơ là mà cần phải gắt gao và cẩn trọng hơn nữa. Các hoạt động truy vết hiện vẫn được thực hiện và chặt chẽ hơn.

Cụ thể, ngày 29/11/2021, Bộ Y tế ra hướng dẫn về điều chỉnh định nghĩa ca bệnh. Trong đó, phân loại F0, F1 và các trường hợp cần giám sát với định nghĩa chi tiết, cụ thể. Do đó, việc khai báo, truy vết vẫn rất quan trọng, giúp ngành y tế không bỏ sót trường hợp nghi ngờ thuộc nhóm nêu trên, cũng như không phải cách ly tràn lan, làm hao phí nguồn lực.

"Hoạt động truy vết vẫn tiến hành theo định nghĩa mới để đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả", ông Tâm nói.

Nói về mức miễn dịch cộng đồng của TP.HCM hiện nay, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết về lý thuyết, nếu toàn dân số đã được tiêm, trừ người chống chỉ định, thì thành phố đạt miễn dịch cộng đồng và bảo vệ được nhóm không tiêm. Nhưng trên thực tế, dù tiêm với tỷ lệ 100% dân số thì thành phố vẫn gặp khó khăn trong biến động dân số, di dân. Ngoài ra, chủng virus mới cũng là một nguy cơ.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia trên thế giới thì việc tiêm mũi bổ sung hiện hiệu quả với Omicron nhưng trong tương lai chưa thể dự báo thêm các biến chủng mới. Do đó, TP.HCM tiếp tục “đi từng ngõ, gõ từng nhà” khuyến khích người dân tiêm vaccine.

Trẻ mầm non TP.HCM đến trường từ tháng 2

Từ tháng 2 đến tháng 7, trẻ em mầm non TP.HCM sẽ được đến trường tham gia các hoạt động trực tiếp theo tinh thần tự nguyện của cha mẹ, người chăm sóc trẻ. 

Cập nhật tình hình Covid-19 (từ 29/4/2021)

Xem chi tiết
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh Hôm nay Tổng số ca