Trung Quốc xuất khẩu kỷ lục bất chấp Omicron

Xuất khẩu của Trung Quốc liên tục lập đỉnh trong những tháng qua. Nhưng giới quan sát cho rằng đà tăng sẽ khó kéo dài sang năm 2022.

Theo Bloomberg, xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục lập đỉnh trong tháng 12/2021, đẩy thặng dư thương mại hàng năm lên mức cao mới. Xuất khẩu tăng cao góp phần thúc đẩy nền kinh tế vốn đang bị kéo tụt bởi cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản và các đợt bùng phát dịch mới.

Theo dữ liệu của cơ quan hải quan Trung Quốc, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 12/2021 đạt 340,5 tỷ USD, nâng tổng xuất khẩu cả năm lên 3.360 tỷ USD.

Nhập khẩu trong tháng 12 và cả năm lần lượt là 246 tỷ USD2.690 tỷ USD. Tính riêng tháng cuối năm, thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt 94,5 tỷ USD, còn mức cả năm là 676 tỷ USD.

Trung Quoc xuat khau ky luc anh 1

Nhu cầu đối với hàng hóa từ Trung Quốc tăng lên, đẩy xuất khẩu của nước này lên mức kỷ lục. Ảnh: Reuters.

Nhu cầu tăng cao

Nhu cầu trên thế giới tăng cao đối với những sản phẩm từ Trung Quốc. Các nhà máy tại đất nước 1,4 tỷ dân sản xuất hàng loạt từ đồ điện tử đến nội thất.

Dĩ nhiên, tăng trưởng thương mại có thể sẽ yếu hơn trong năm 2022. Nguyên nhân là nhu cầu đối với đồ công nghệ để làm việc từ xa và thiết bị chăm sóc sức khỏe lao dốc. Tiêu dùng cũng có thể chuyển sang dịch vụ khi thế giới bắt đầu sống chung với virus.

Mức tăng trưởng hàng năm 30% của năm ngoái rất khó duy trì. Vì vậy, tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2022 có thể sẽ giảm mạnh. Một phần nguyên nhân là tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể chậm lại

Ông Ding Shuang, nhà kinh tế trưởng tại Standard Chartered Plc.

"Mức tăng trưởng hàng năm 30% của năm ngoái rất khó duy trì. Vì vậy, tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2022 có thể sẽ giảm mạnh", ông Ding Shuang - nhà kinh tế trưởng tại Standard Chartered Plc. - bình luận. Một phần nguyên nhân là tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể chậm lại.

Các biện pháp hạn chế và khóa cửa tại Trung Quốc nhằm theo đuổi chiến dịch "Zero-Covid" (đưa số ca nhiễm mới về 0) cũng có thể góp phần vào đà giảm.

"Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề vẫn là nhu cầu trên thế giới tăng trưởng ra sao", ông nhận xét.

Sự bùng phát Omicron ở Trung Quốc đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã gián đoạn. Đến nay, vẫn chưa có thiệt hại lớn đối với sản lượng công nghiệp và thương mại. Tuy nhiên, một số nhà máy tại Tây An phải đóng cửa hoặc giảm công suất. Các cảng ở Ninh Ba, Thâm Quyến, Thiên Tân và Thượng Hải cũng chịu ảnh hưởng.

"Các lô hàng xuất khẩu đã tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng thứ 5 liên tiếp lên mức kỷ lục. Chừng nào nhu cầu trên thế giới vẫn mạnh mẽ bất chấp Omicron, vị thế công xưởng toàn cầu của Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu", ông David Qu - nhà kinh tế Trung Quốc của Bloomberg - nhận định.

Khó duy trì đà tăng

Kể từ giữa tháng 10/2021, Trung Quốc đã ghi nhận một số cụm dịch mới. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh cần phải đưa ra những quy định khắt khe hơn để hạn chế sự lây lan của Omicron.

Ông Sidney Yu - ông chủ của Prime Success Enterprises Ltd., công ty sản xuất các sản phẩm giải trí và giáo dục cho trẻ em - là một trong những doanh nhân đang gặp rắc rối vì đợt bùng phát mới.

5 container hàng của ông đã bị mắc kẹt ở Ninh Ba. Ông Yu lo rằng nếu không giao kịp các sản phẩm trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ông sẽ không thể đưa những mặt hàng của mình vào thị trường trong mùa xuân và mùa hè năm nay.

"Đây là thời điểm quan trọng trước dịp Tết Nguyên đán", ông nhấn mạnh.

"Thực tế, Trung Quốc vẫn là trung tâm của ngành sản xuất toàn cầu. Nếu những thách thức liên quan đến Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và hậu cần tại nước này, môi trường kinh tế toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng", ông Thomas O'Connor - chuyên gia về chuỗi cung ứng tại Gartner Inc. ở Sydney - nhận định.

Trung Quoc xuat khau ky luc anh 2

Trung Quốc vẫn là công xưởng lớn của thế giới. Làn sóng Omicron tại nước này có thể khiến chuỗi cung ứng toàn cầu chao đảo. Ảnh: Reuters.

Nền kinh tế toàn cầu cũng đang chao đảo vì sự xuất hiện của biến thể mới. Các nền kinh tế lao đao bởi tình trạng thiếu hụt tài xế xe tải, phi công, nhân viên siêu thị và những nhân viên tuyến đầu khác. Cuộc khủng hoảng nguồn cung tiếp tục kéo dài, đẩy giá cả tăng vọt.

Năm ngoái, hoạt động sản xuất trên khắp Đông Nam Á bị đình trệ. Các quốc gia sản xuất như Việt Nam và Malaysia đưa ra những hạn chế gắt gao để hạn chế dịch bệnh lây lan. Điều đó dẫn đến tình trạng gián đoạn trong việc sản xuất chất bán dẫn và quần áo.

Theo Bloomberg, sự phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc trên thế giới có thể giảm bớt nếu các quốc gia Đông Nam Á phục hồi sau đợt bùng phát virus.

Điều đó có thể cho phép các công ty chuyển đơn đặt hàng về những quốc gia này. Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp đã rời hoạt động sản xuất sang Trung Quốc để tận dụng các chính sách "Zero-Covid" tại đây.

Làn sóng Omicron ở Trung Quốc giáng thêm đòn vào kinh tế toàn cầu

Làn sóng Omicron có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất và vận chuyển tại Trung Quốc. Tình trạng này có thể giáng thêm đòn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn vẫn đang lao đao.

Đối mặt hạn trả nợ, các tập đoàn địa ốc Trung Quốc chao đảo

Các tập đoàn bất động sản Trung Quốc phải đối mặt với những khoản thanh toán trái phiếu dồn dập. Trong khi đó, nguồn tiền của nhóm doanh nghiệp này đang thu hẹp.

Cập nhật tình hình Covid-19 (từ 29/4/2021)

Xem chi tiết
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh Hôm nay Tổng số ca