Tận dụng tính năng SpO2 trên smartwatch để theo dõi sức khỏe

Nồng độ oxy trong máu (SpO2) là chỉ số giúp người sử dụng phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy trong máu để được can thiệp kịp thời bởi các nhân viên y tế, đặc biệt đối với các bệnh nhân Covid-19.

Tầm quan trọng của SpO2

Nhiều người bị Covid-19 có lượng SpO2 thấp ngay cả khi họ cảm thấy khỏe. Mục đích của đo chỉ số SpO2 nhằm phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy trong máu của người bệnh trước khi có các dấu hiệu trên lâm sàng như tím tái.
Về cơ bản, mức SpO2 là một dấu hiệu quan trọng để cho thấy cơ thể đang hoạt động tốt ra sao, giống như huyết áp hoặc nhiệt độ cơ thể của mỗi người. Khi cơ thể bị thiếu oxy máu, các cơ quan như tim, gan, não... sẽ nhanh chóng phải chịu những tác động tiêu cực. Vì vậy, cần theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên để kịp thời can thiệp nếu xảy ra tình trạng nguy hiểm, đặc biệt là những bệnh nhân bị bệnh phổi, tim hoặc Covid-19.
Chỉ số hiện trên máy đo SpO2 thể hiện tỷ lệ phần trăm từ 0 - 100%. SpO2 bình thường từ 97% đến 100%. Mặc dù các chỉ số dao động từ 92% đến 97% vẫn còn trong giới hạn chấp nhận được nhưng người bệnh cần thông báo cho cơ quan sức khỏe để được theo dõi.

Cách đo SpO2

Hiện nay, máy đo SpO2 là thiết bị y tế được sử dụng để giúp người dùng đo mức oxy trong máu của mình. Trên thị trường có những loại máy đo SpO2 xách tay với nguyên lý hoạt động là kẹp vào đầu ngón tay, đầu dò của máy sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại đi xuyên qua mô có các mao mạch nhỏ chứa hồng cầu. Hồng ngoại sẽ bị hồng cầu hấp thu một phần. Từ lượng ánh sáng còn lại chưa bị hấp thu, máy sẽ tính ra số lượng hồng cầu có chứa oxy (máu đỏ).
Tận dụng tính năng SpO2 trên smartwatch để theo dõi sức khỏe - ảnh 1

Máy đo SpO2 hoạt động bằng cách kẹp vào đầu ngón tay của người dùng

Ảnh: CNET

Nhưng hạn chế của máy đo SpO2 hiện tại là thiếu tính di động cao, vì vậy mọi người có thể tìm đến một số giải pháp khác. Hiện tại nhiều thương hiệu smartwatch khác nhau cũng đã tích hợp sẵn tính năng đo chỉ số SpO2 trên sản phẩm của mình, giúp người dùng có một cách mới mẻ để đo SpO2.
Điều này được thực hiện nhờ vào cảm biến SpO2 quang học sử dụng cảm biến ánh sáng đỏ và hồng ngoại để phát hiện mức oxy, cảm nhận những thay đổi trong mức đó bằng cách nhìn vào màu của máu. Cảm biến đo thể tích oxy dựa trên cách ánh sáng đi qua da trên tay của người đeo và truyền dữ liệu đến màn hình thiết bị. Dữ liệu này sẽ được phân tích và cung cấp cho người dùng biết mức phần trăm oxy trong máu.
Bên cạnh tính di động cao, lợi ích của smartwatch khi đo chỉ số SpO2 so với máy đo trên thị trường chính là nó khắc phục một số nhược điểm mà máy đo gặp phải. Cụ thể, kết quả từ máy đo SpO2 có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như máy cũ, bệnh nhân sơn móng tay móng chân, mắc Hemoglobin bất thường đối với bệnh nhân nhiễm khí CO, hoặc người bệnh run rẩy, cử động khi đo, bệnh nhân bị sốc, tụt huyết áp...
Tận dụng tính năng SpO2 trên smartwatch để theo dõi sức khỏe - ảnh 2

Apple Watch là một trong những smartwatch tích hợp sẵn máy đo SpO2

Ảnh: Apple

Nhiều thương hiệu smartwatch được hãng sản xuất công bố là tích hợp sẵn công nghệ SpO2, như Apple Watch Series 6, Galaxy Watch 3, Xiaomi MiBand 6, Xiaomi Mi Watch, Huawei Band 6, Oppo Band, Garmin Vivoactive 4, Garmin Vivoactive 4S,  Garmin Venu Sq... có bán tại hệ thống FPT Shop, hiện có chương trình giảm giá đến 27%, trả góp 0% lãi suất…
Dù vậy, các chuyên gia sức khỏe vẫn khuyến cáo người dùng chỉ số đo SpO2 từ smartwatch có thể không chính xác 100% bởi các yếu tố ảnh hưởng như nước da sẫm màu, vì vậy các thông tin chỉ được xem là tham khảo. Bên cạnh đó, đối với bệnh nhân Covid-19, riêng chỉ số SpO2 không đủ để đánh giá tình trạng sức khỏe.