Ngân hàng sẽ có gói cho vay lãi suất 2%/năm

Đây là một trong những kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước dự kiến triển khai trong 2 năm (giai đoạn 2022-2023), áp dụng với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Kế hoạch hành động của ngành thực hiện theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ ngành ngân hàng trong giai đoạn 2022-2023.

Cụ thể, trong công tác điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, NHNN cho biết sẽ tiếp tục điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ góp phần giữ vững ổn định tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Giảm lãi suất cho vay thêm 0,5-1%/năm

Trong đó, cơ quan quản lý tiền tệ sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ, chính sách để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, với mục tiêu ổn định thị trường tiền tệ, sẵn sàng cung ứng vốn cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, điều tiết chính sách tiền tệ phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ và để các ngân hàng tiếp tục đầu tư trái phiếu Chính phủ.

NHNN cũng cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục điều hành công cụ dự trữ bắt buộc đồng bộ với các công cụ chính sách khác; tái cấp vốn đối với các ngân hàng để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình được Chính phủ, Thủ tướng phê duyệt; hỗ trợ quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

Đáng chú ý, NHNN dự kiến chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm thêm lãi suất cho vay 0,5-1% trong 2 năm 2022 và 2023, đặc biệt với các lĩnh vực ưu tiên.

Ngan hang se co goi cho vay lai suat 2%/nam anh 1

Gói cho vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ nguồn ngân sách Nhà nước sẽ được triển khai trong 2 năm 2022-2023. Ảnh: Hoàng Hà.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm cũng được NHNN đưa ra giai đoạn này là triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, áp dụng đối với các khoản vay cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Theo đó, NHNN sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, trình Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay từ ngân sách Nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Đồng thời ban hành thông tư hướng dẫn các ngân hàng thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất trên cơ sở nghị định này.

Sớm tăng vốn Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank

Trong hoạt động tín dụng, NHNN cho biết sẽ điều hành tín dụng theo hướng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát.

Trong đó, cơ quan này sẽ tiếp tục điều hành tín dụng theo hướng rà soát, điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng ngân hàng trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh, tuân thủ chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của NHHN và tình hình hoạt động, năng lực tài chính, khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh của chính các nhà băng.

Cơ quan quản lý cũng cho biết sẽ chỉ đạo các ngân hàng hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý.

VỐN ĐIỀU LỆ 4 NGÂN HÀNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

NhãnBIDVVietinBankVietcombankAgribank
Cuối năm 2020 tỷ đồng 40220372343708930710
Cuối năm 2021
50585480573708934233

Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp…

Trong giai đoạn 2022-2023, NHNN dự kiến tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn (Vietcombank, VietinBank, BIDV) và Agribank.

Trong đó, cơ quan quản lý tiền tệ sẽ chỉ đạo các ngân hàng xây dựng phương án phân phối lợi nhuận và tăng vốn từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 (với Vietcombank, VietinBank, BIDV) và phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn ngân sách Nhà nước với Agribank.

NHNN cũng dự kiến chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng xem xét, báo cáo Quốc hội quyết định phương án tăng vốn điều lệ cho các nhà băng này trong quý I/2022.

Cũng trong giai đoạn này, NHNN sẽ tăng cường giám sát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng yếu kém, có nhiều vấn đề, trường hợp có diễn biến xấu, có nguy cơ đổ vỡ sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền phương án xử lý theo quy định.

Đối với các tổ chức tín dụng yếu kém, NHNN chủ trương tiếp tục thực hiện cơ cấu lại theo các giải pháp nêu tại Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 sau khi được Thủ tướng phê duyệt.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2022-2023, NHNN sẽ tiếp tục áp dụng các chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Đồng thời, triển khai chính sách hỗ trợ thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thuộc lĩnh vực quản lý của NHNN…

Lãi suất liên ngân hàng có mặt bằng mới

Dù NHNN liên tục bơm ròng tiền Đồng ra thị trường hỗ trợ thanh khoản các nhà băng, lãi suất liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức cao và tạo mặt bằng mới trên mức 2%/năm.

Tiền lại được bơm thêm sau Tết

Trái ngược với những năm trước, NHNN năm nay vẫn duy trì giao dịch bơm ròng tiền ra thị trường sau Tết. Tuy vậy, lãi suất liên ngân hàng vẫn tăng lên mức cao kỷ lục.

Cập nhật tình hình Covid-19 (từ 29/4/2021)

Xem chi tiết
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh Hôm nay Tổng số ca