Một chiến lược chống dịch, hai số phận trái ngược

Dù đều là “Zero Covid-19”, chiến lược này đổ vỡ ở Hong Kong nhưng thành công ở đại lục. Nguyên nhân là Hong Kong thụ động và thường đưa ra biện pháp chống dịch trong hoang mang.

Hong Kong có vẻ đã chấp nhận thất bại. Hôm 21/3, Đặc khu trưởng Carrie Lam tuyên bố Hong Kong sẽ nới lỏng đáng kể các quy định giãn cách xã hội và kiểm soát biên giới nghiêm ngặt từng bao trùm đời sống thường ngày trong hai năm qua.

Bất chấp các biện pháp “Zero Covid-19”, 3,6 trong số 7,3 triệu người dân tại Hong Kong đã nhiễm nCoV. Con số trên không có lợi cho hình ảnh của Hong Kong nhưng điều này cũng không có nghĩa chiến lược “Zero Covid-19” đã thất bại ở Trung Quốc đại lục.

Zero Covid-19 anh 1

Bệnh nhân Covid-19 ngủ tại khu điều trị dã chiến bên ngoài một bệnh viện ở Hong Kong, Trung Quốc vào ngày 1/3. Ảnh: Reuters.

Hong Kong thụ động

Hai cây viết trong mục Ý kiến của Bloomberg, Anjani Trivedi và Shuli Ren, cho rằng một nguyên nhân đằng sau sự hỗn loạn trong công tác chống dịch của Hong Kong là việc thành phố này theo đuổi “Zero Covid-19” theo cách thiếu chủ động.

Trong lúc Hong Kong thụ động và thường tung ra các biện pháp chống dịch trong hoang mang, đại lục đã linh hoạt hơn để thực thi các mục tiêu “Zero Covid-19”. Những đô thị quan trọng về kinh tế của đại lục như Thượng Hải và Thâm Quyến có hành động hiệu quả, kiên trì hơn.

Trung Quốc đã điều chỉnh chiến lược để ứng phó trước Omicron. Các ca bệnh nhẹ không còn phải nhập viện. Nhà chức trách thậm chí còn có thay đổi để người dân rời nơi cách ly sớm hơn, đồng thời phê duyệt cho dân tự test nhanh kháng nguyên tại nhà.

Tại đại lục, truy vết là tuyến phòng ngự đầu tiên trước dịch, trong khi Hong Kong chủ yếu dựa vào các biện pháp kiểm soát biên giới và giãn cách xã hội nghiêm ngặt, bao gồm đóng cửa trường học và sân chơi, để kiềm chế virus.

Điều đó có nghĩa các thành phố tại đại lục phong tỏa sớm hơn trong một đợt dịch nhưng dỡ phong tỏa cũng nhanh hơn. Chẳng hạn, Thâm Quyến, thành phố 17 triệu dân, đã phong tỏa một tuần sau khi ghi nhận chỉ 66 ca mắc mới. Hai nhà máy của Foxconn, đối tác sản xuất cho Apple, cũng hoạt động trở lại chỉ sau hai ngày tạm dừng.

Zero Covid-19 anh 2

Một phụ nữ trong khu vực phong tỏa nói chuyện với nhân viên bảo vệ tại Thượng Hải vào ngày 16/3. Ảnh: Sixth Tone.

Thượng Hải là kiểu mẫu cho cách phản ứng “Zero Covid-19” nhanh chóng và gọn ghẽ. Thành phố này có đội ngũ có khoảng 3.000 người tập trung truy vết mọi người tiếp xúc gần.

Thượng Hải cũng sử dụng cách tiếp cận “2+12 ngày”, tức một tòa nhà có thể bị phong tỏa trong 2 ngày vì có ca tiếp xúc gần nhưng người dân có thể tự do ra ngoài ngay sau khi có kết quả xét nghiệm diện rộng.

Tương phản, hệ thống y tế của Hong Kong đã sụp đổ trước Omicron. Hai tháng bán phong tỏa cũng khiến nhiều người rời khỏi thành phố. Chỉ riêng nửa đầu tháng 3, gần 50.000 người rời Hong Kong để ẩn náu tạm thời hoặc lâu dài. Thành phố hiện cũng chưa có bất cứ giải pháp nào lâu dài hoặc bền vững.

Chính sách của Hong Kong cũng còn nhiều lỗ hổng, như việc chưa có quy định về trẻ em chưa tiêm chủng.

Ưu tiên khác nhau

Nhiều thành phố và các nước khác đang tiến tới mở cửa hoàn toàn bằng cách dỡ bỏ gần như mọi biện pháp chống dịch trong quá khứ. Hôm 21/3, Indonesia - nền kinh tế lớn nhất của Đông Nam Á - cho biết sẽ bỏ mọi quy định hạn chế đối với khách du lịch và mở cửa biên giới.

Xu hướng này đặt ra câu hỏi liệu Trung Quốc đại lục khi nào sẽ mở cửa với thế giới. Cũng như Hong Kong, nhóm người cao tuổi của Trung Quốc đại lục vẫn ngần ngại tiêm chủng. Chỉ nhỉnh hơn một nửa người từ 80 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 mũi.

Zero Covid-19 anh 3

Khách nhập cảnh tại sân bay quốc tế Hong Kong xếp hàng chờ được chuyển tới trung tâm cách ly. Ảnh: SCMP.

Con đường phía trước rất hẹp nhưng đại lục đang tìm cách để bệnh viện không quá tải. 5 nhà sản xuất thuốc trong nước tại đây đã được cấp phép sản xuất phiên bản rẻ hơn của Paxlovid, loại thuốc điều trị Covid-19 của hãng Pfizer có thể làm tỷ lệ nhập viện.

Quan trọng hơn, nền kinh tế Trung Quốc đại lục không cần đường biên giới mở hay khách quốc tế như Hong Kong. Trong khi đóng cửa, Trung Quốc đại lục tập trung giải quyết cung cầu trong nước. Xuất khẩu của nền kinh tế này cũng đạt mức kỷ lục do nhu cầu máy tính và vật tư y tế tăng cao.

Các chuỗi cung ứng của Trung Quốc bị chậm trễ nhưng không hề bị gián đoạn nghiêm trọng. Hệ sinh thái công nghiệp của nước này đã được tôi luyện để thích ứng với các biện pháp hạn chế của Covid-19 trong vòng 2 năm qua.

Ưu tiên của Hong Kong không giống như đại lục. Để khôi phục vị thế toàn cầu, thành phố này sẽ phải xây dựng lại sự tín nghiệm, đồng thời thể hiện rằng mình có thể đặt ra các quy định hiệu quả, kỹ lưỡng. Hong Kong cần tái kết nối với thế giới để vẫn là Hong Kong.

30.000 ca mắc mới mỗi ngày, Hong Kong vẫn theo đuổi 'Zero Covid-19'

John Lee, quan chức cao cấp thứ 2 ở Hong Kong, khẳng định với việc tăng số lượng cơ sở cách ly và xét nghiệm diện rộng, thành phố vẫn sẽ đạt mục tiêu "Zero Covid-19".

Trung Quốc phong tỏa thành phố Thẩm Dương

Trung Quốc phong tỏa Thẩm Dương - thành phố công nghiệp với 9 triệu dân ở miền Đông Bắc, trong lúc chiến lược “Zero Covid-19” tại đây của nước này đang đối diện làn sóng Omicron.

Cập nhật tình hình Covid-19 (từ 29/4/2021)

Xem chi tiết
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh Hôm nay Tổng số ca