Làn sóng Omicron ở Trung Quốc giáng thêm đòn vào kinh tế toàn cầu

Làn sóng Omicron có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất và vận chuyển tại Trung Quốc. Tình trạng này có thể giáng thêm đòn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn vẫn đang lao đao.

Theo Bloomberg, đợt bùng phát Omicron ở Trung Quốc đang khiến các nhà sản xuất và nhà cung cấp lo lắng. Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nữa vì sự xuất hiện của biến thể mới.

Trong 2 năm qua, với chiến dịch "Zero-Covid" (đưa số ca nhiễm mới về 0) của chính quyền Bắc Kinh, các nhà máy Trung Quốc có thể mở cửa để sản xuất mọi thứ từ thiết bị y tế đến máy tính xách tay.

Nhưng kể từ giữa tháng 10/2021, Trung Quốc đã ghi nhận một số cụm dịch mới. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh cần phải đưa ra những quy định khắt khe hơn để hạn chế sự lây lan của Omicron.

Chuoi cung ung toan cau anh 1

Đợt bùng phát của Omicron có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất và vận chuyển tại Trung Quốc.

Làn sóng Omicron

Đến nay, Trung Quốc không phải đối mặt với những vấn đề như thiếu hụt thực phẩm ở Australia và Nhật Bản, hoặc 5 triệu công nhân Mỹ nghỉ việc vì nhiễm Covid-19.

Tuy nhiên, Bắc Kinh không thể rút lại chiến lược "Zero-Covid" bởi Thế vận hội Mùa đông sẽ được đăng cai vào tháng tới. Các nhà hoạch định chính sách buộc phải quyết định mức độ nghiêm ngặt của những quy định mới, cũng như tính toán ảnh hưởng đối với nền kinh tế và thương mại toàn cầu.

"Thực tế, Trung Quốc vẫn là trung tâm của ngành sản xuất toàn cầu. Nếu những thách thức liên quan đến Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và hậu cần tại nước này, môi trường kinh tế toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng", ông Thomas O'Connor - chuyên gia về chuỗi cung ứng tại Gartner Inc. ở Sydney - nhận định.

Trong những tuần gần đây, các ổ dịch rải rác trên khắp đất nước đã khiến nhiều nhà máy sản xuất quần áo phải đóng cửa.

Thực tế, Trung Quốc vẫn trung tâm của ngành sản xuất toàn cầu. Nếu những thách thức liên quan đến Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và hậu cầu tại nước này, môi trường kinh tế toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng

Ông Thomas O'Connor. chuyên gia về chuỗi cung ứng tại Gartner Inc. ở Sydney

Hoạt động vận chuyển tại Ninh Ba - một trong những cảng biển lớn nhất Trung Quốc - bị gián đoạn, hoạt động cửa các nhà sản xuất chip máy tính ở Tây An đình trệ.

Tính tới ngày 11/1, ít nhất 3 thành phố đã bị phong tỏa. Nhiều thành phố lân cận cũng đối mặt với một số hạn chế. Chính quyền Thâm Quyến - trung tâm sản xuất và công nghệ của Trung Quốc - siết chặt hạn chế đối với những phương tiện di chuyển vào thành phố.

Điều đó làm dấy lên lo ngại về tình trạng tắc nghẽn tại cảng Diêm Điền, một trong những cảng container lớn nhất châu Á, đã bị đóng của một phần hồi năm ngoái sau khi dịch bệnh bùng phát.

Ông Sidney Yu - ông chủ của Prime Success Enterprises Ltd., công ty sản xuất các sản phẩm giải trí và giáo dục cho trẻ em - là một trong những doanh nhân đang gặp rắc rối vì đợt bùng phát mới.

5 container hàng của ông đã bị mắc kẹt ở Ninh Ba. Ông Yu lo rằng nếu không giao kịp các sản phẩm trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ông sẽ không thể đưa những mặt hàng của mình vào thị trường trong mùa xuân và mùa hè năm nay.

"Đây là thời điểm quan trọng trước dịp Tết Nguyên đán", ông nhấn mạnh.

Hoạt động gián đoạn

Chi tiêu tiêu dùng chậm lại cũng kéo tụt nền kinh tế Trung Quốc. "Nếu nhu cầu được cải thiện, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế cũng tăng lên", ông Wang Jun - nhà kinh tế trưởng tại Zhongyuan Bank - bình luận.

Theo ông, nguyên nhân chính khiến Trung Quốc không thể duy trì tăng trưởng kinh tế là nhu cầu suy yếu. Ông Wang Jun nhấn mạnh tác động tiêu cực của đại dịch đối với thu nhập của người lao động.

Các nhà kinh tế cho rằng ngay cả khi có thể tăng 7% vào năm tới, tiêu dùng thực tế của hộ gia đình Trung Quốc vẫn ở dưới mức trước đại dịch. Nguyên nhân là chính sách "Zero-Covid" của Trung Quốc và sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản.

Ngân hàng Phố Wall dự báo GDP sẽ tăng trưởng 7,8% trong năm nay và 4,8% vào năm tới.

Nền kinh tế toàn cầu cũng chao đảo vì sự xuất hiện của biến thể mới. Các nền kinh tế lao đao bởi tình trạng thiếu hụt tài xế xe tải, phi công, nhân viên siêu thị và những nhân viên tuyến đầu khác. Cuộc khủng hoảng nguồn cung tiếp tục kéo dài, đẩy giá cả tăng vọt.

Chuoi cung ung toan cau anh 2

Tính tới ngày 11/1, ít nhất 3 thành phố tại Trung Quốc đã bị phong tỏa. Nhiều thành phố lân cận cũng đối mặt với một số hạn chế. Ảnh: Reuters.

Theo phân tích của Oxford Economics, giá thuê và vận chuyển container vẫn tăng gấp nhiều lần so với mức trước đó. Giới quan sát cho rằng giá nguyên liệu thô sẽ duy trì ở mức cao. Tình trạng gián đoạn có thể tiếp tục kéo dài trong năm nay.

Năm ngoái, hoạt động sản xuất trên khắp Đông Nam Á bị đình trệ. Các quốc gia sản xuất như Việt Nam và Malaysia đưa ra những hạn chế gắt gao để hạn chế dịch bệnh lây lan. Điều đó dẫn đến tình trạng gián đoạn trong việc sản xuất chất bán dẫn và quần áo.

Nếu Trung Quốc một lần nữa thành công trong việc ngăn chặn virus lây lan, điều đó sẽ giảm bớt áp lực lên nguồn cung toàn cầu.

Nhưng những nhà sản xuất như ông Yu không mấy lạc quan về tình hình trong ngắn hạn. "Trong vòng 6 tháng tới, chúng ta có thể không chứng kiến bất cứ tiến triển lớn nào", ông dự báo.

Kinh tế Hong Kong điêu đứng vì biến chủng Omicron

Với chiếc lược "Zero-Covid" của chính quyền Hong Kong, chuỗi cung ứng vốn đã gián đoạn giờ đối mặt với nguy cơ đứt gãy hoàn toàn.

China Evergrande không thể trả tiền thuê văn phòng

Biển tên của China Evergrande đã bị gỡ khỏi tòa trụ sở ở Thâm Quyến. Tập đoàn muốn chuyển tới tòa nhà khác để tiết kiệm tiền thuê.

Cập nhật tình hình Covid-19 (từ 29/4/2021)

Xem chi tiết
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh Hôm nay Tổng số ca