Điều sai lệch về Công nương Diana

Theo Guardian, các bộ phim về Công nương Diana thường tập trung khai thác bi kịch. Nhiều tác phẩm mang lại hình ảnh sai lệch về thành viên hoàng gia.

Năm 1997, Diana qua đời sau vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Trong đám tang, Earl Spencer - anh trai công nương - là người đọc điếu văn. Ông mô tả công nương quá cố là "người bị săn lùng nhiều nhất thời hiện đại".

Từ khi Diana qua đời, các biên kịch, đạo diễn xem cô là biểu tượng văn hóa. Những bộ phim về vị công nương xấu số liên tục xuất hiện. Hiện tại, The CrownSpencer là hai bộ phim được chú ý nhất về Diana.

Nếu trong The Crown, Diana được mô tả là công nương kiêu sa. Sang đến Spencer, vai diễn công nương Anh do Kristen Stewart đảm nhận có vấn đề về tâm lý, buồn bã trước cuộc hôn nhân thất bại. Dù là ở bộ phim nào, câu chuyện về Diana luôn đi theo hướng bi kịch. Cô gặp nhiều khó khăn khi về làm dâu hoàng gia, theo Guardian.

phim ve cong nuong Diana anh 1

Công nương Diana trong hôn lễ với Thái tử Charles năm 1981. Ảnh: Telegraph.

Theo Guardian, kể từ khi Diana Spencer bước vào lâu đài Windsor và trở thành thành viên của Hoàng gia Anh, cả thế giới đặc biệt quan tâm đến công nương. Trở lại những năm 1980, Diana được so sánh với những biểu tượng sắc đẹp trong giới giải trí là Marilyn Monroe, Madonna. Truyền thông luôn đặc biệt quan tâm đến vị công nương đặc biệt.

Trong đám tang của công nương, ca sĩ huyền thoại Elton John ví Diana là Marilyn Monroe của thế kỷ 20. Công nương Anh trở thành tâm điểm của giới săn ảnh, thường xuyên xuất hiện trên báo chí không thua kém ngôi sao hạng A nào. Đó là điều chưa thành viên hoàng gia nào có được.

Có được danh tiếng từ lúc còn sống, trải qua cuộc hôn nhân không hạnh phúc, sau đó qua đời vì tai nạn giao thông, Diana dần trở thành nguyên liệu làm phim hấp dẫn của các nhà làm phim.

Giống Monroe, Diana qua đời ở tuổi 36. Sự mơ hồ trong cuộc ly hôn, bí ẩn của đời sống hoàng gia khiến cô trở thành nguồn cảm hứng. Từ bộ phim truyền hình Diana: Last Days of a Princess (2007) đến Diana (2013) do Naomi Watt đóng chính... hình tượng về Công nương Diana liên tục thay đổi.

Nhiều bộ phim về công nương Diana

Bộ phim truyền hình Last Days of a Princess (2007) dựa trên ý tưởng Diana và Dodi Fayed là mối tình vĩ đại của thế kỷ 20. Câu chuyện được thêu dệt vì công nương và người tình qua đời trong vụ tai nạn xe hơi ở Pháp năm 1997.

Trước đây, nhà sản xuất cho rằng họ thích tái hiện Diana là người phụ nữ phức tạp, nhạy cảm. Tuy nhiên, điều đó vô tình khiến hình ảnh về thành viên hoàng gia khá sai lệch với công chúng.

Trong năm qua, Netflix sản xuất nhạc kịch Diana: The Musical (Jeanna de Waal) đóng và The Crown (Emma Corrin trong vai Diana thời trẻ và Elizabeth Debicki đóng vai Diana ở độ tuổi 30). Tác phẩm điện ảnh Spencer (Kristen Stewart) cũng được chú ý khi ra mắt tại Liên hoan phim Venice 2021.

Tuy có cách thể hiện khác nhau, điểm chung của các bộ phim là thường xuyên tập trung vào cuộc hôn nhân thất bại của Diana và Thái tử Charles.

Hiện tại, Diana của Emma Corrin trong The Crown được đánh giá cao vì cô có nét diễn tiết chế, không bị lố bịch. Tuy nhiên, bộ phim nhận được cơn mưa giải thưởng ở Emmy lại bị Guardian đánh giá là “ngụy tạo sự thật” vì cho rằng Diana luôn hoang mang với cuộc sống ở cung điện, thậm chí có phần biến hình ảnh Diana thành thứ gì đó không thực.

phim ve cong nuong Diana anh 2

Tạo hình vị công nương hoang tưởng của Kristen Stewart trong Spencer. Ảnh: Cinematone.

The Crown đồng thời tái hiện hình ảnh công nương Diana là người thích sự nổi tiếng. Cô cần tình yêu từ đám đông vì sự ghẻ lạnh của Thái tử Charles.

Trên thực tế, Diana vẫn là người phụ nữ bình thường. Ở nhiều cuộc phỏng vấn, cô bày tỏ có niềm yêu thích đặc biệt với âm nhạc, nhất là ban nhạc Duran Duran. “Hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của Diana. Bạn sẽ ra sao khi sống ở Cung điện Buckingham thì cô ấy cũng vậy”, Guardian viết.

Nhân vật của Kristen Stewart trong Spencer đóng có nhiều thứ cần nói. Diana của phim có nhiều nét hoang tưởng, hay phàn nàn. Guardian cho rằng chẳng có ích gì khi một vị công nương liên tục than vãn làm việc vất vả, mệt mỏi, trong khi quần áo, thức ăn và phòng ốc đều do người làm phụ trách.

Trong khi Stewart được khen ngợi nhập vai công nương hoang tưởng, kịch bản của đạo diễn Pablo Larraín bị đánh giá phi lý. Hình ảnh vị công nương có phần hư hỏng, thường trút giận lên người hầu bị ví như bộ phim kinh dị về người phụ nữ chỉ có 10 phút để thay trang phục trước khi tiệc Giáng sinh bắt đầu.

“Hình ảnh về Diana quá nổi tiếng. Vì vậy, cách tiếp cận của các nhà sản xuất sao cho mới mẻ nhưng tuân thủ tính cách thật của cố công nương là điều khá khó khăn”, Guardian viết.

Hollywood trước ngày diễn ra vụ đình công lớn nhất lịch sử

Trước ngày diễn ra vụ đình công lớn nhất Hollywood, Liên minh quốc tế về Nhân viên đoàn làm phim đưa ra kế hoạch cụ thể cho các thành viên để đòi quyền lợi tại kinh đô điện ảnh.

Nhà làm phim Hollywood không nhượng bộ 60.000 nhân viên đòi đình công

Sau 8 cuộc đàm phán căng thẳng, nhà sản xuất Hollywood từ chối nhượng bộ yêu cầu đòi tăng lương, thay đổi chất lượng cuộc sống của nhân viên làm việc trong hậu trường.

Sự độc hại của ngành công nghiệp âm nhạc

Nghiên cứu mới của chuyên gia cho thấy nghệ sĩ gốc Phi chịu áp lực bị kỳ thị, phân biệt chủng tộc và không được đối đãi công bằng so với đồng nghiệp da trắng.

Cuộc hôn nhân bi kịch của Công nương Diana qua phim

Theo Guardian, cuộc hôn nhân bi kịch và sức khỏe tâm thần của cố Công nương Diana bị thổi phồng trong bộ phim hư cấu về Hoàng gia Anh mang tên "Spencer".