Đề xuất xây đường vành đai 4 gần 100 km, toàn tuyến trên cao

Tuyến vành đai 4 - vùng thủ đô được kỳ vọng kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông và tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Chủ tịch UBND 5 tỉnh, thành gồm Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc vừa trình Thủ tướng, xin chấp thuận chủ trương đầu tư đường vành đai 4 - vùng thủ đô theo phương án toàn tuyến đi trên cao.

Theo tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND Hà Nội gửi một số đơn vị liên quan trước đó, tuyến vành đai 4 dài khoảng 98 km đi qua địa phận Hà Nội (56,5 km), Hưng Yên (20,3 km), Bắc Ninh (21,2 km). Hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Giang nằm ngoài phạm vi đầu tư xây dựng nhưng có vị trí tiếp giáp với điểm đầu và điểm cuối tuyến.

Qua rà soát, tính toán sơ bộ, kinh phí triển khai dự án theo phương án cao tốc đi bằng cần khoảng 105.000 tỷ đồng. Dự án triển khai làm cao tốc đi trên cầu cạn toàn tuyến có kinh phí xây dựng khoảng 135.000 tỷ đồng (đã bao gồm 2 cầu lớn vượt sông Hồng). Ngoài ra, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án ước tính khoảng 25.000 tỷ đồng.

trinh Thu tuong du an vanh dai 4,  vanh dai 4 vung thu do anh 1

Tuyến vành đai 4 đi qua, tiếp giáp 5 địa phương với số vốn đầu tư dự kiến xấp xỉ 6 tỷ USD. Ảnh minh họa: Việt Linh.

Vành đai 4 là tuyến giao thông đối ngoại có tính chất kết nối liên vùng và khép kín theo tiêu chuẩn đường cao tốc. Việc thực hiện tuyến này được kỳ vọng sẽ góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội và tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng.

Chủ tịch UBND Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc cho rằng việc đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 - vùng thủ đô lúc này là hết sức cần thiết, cần tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện.

Lãnh đạo các địa phương đề xuất (ngoài quy hoạch chi tiết đã được Thủ tướng phê duyệt) nghiên cứu phương án quy hoạch xây dựng phần đường cao tốc là cầu cạn thay cho việc đi bằng với quy mô 4-6 làn xe cao tốc.

Các tỉnh, thành đồng thời kiến nghị Thủ tướng chấp thuận phương án đầu tư cao tốc đi trên cầu cạn toàn tuyến, tương tự như phương án đường cao tốc trên cao vành đai 3 - Hà Nội đã xây dựng.

Hình thức đầu tư được đề xuất là hỗn hợp giữa đầu tư công và đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Trong đó, toàn bộ phần cao tốc trên cao thực hiện 100% bằng hình thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Vành đai 4 dự kiến có đường cao tốc trên cao rộng 90 m

Kinh phí để xây dựng vành đai 4 theo phương án đường cao tốc đi trên cầu cạn toàn tuyến khoảng 135.000 tỷ đồng.

Bí thư Hà Nội nói về kế hoạch làm vành đai 4 rộng 120 m

Bí thư Đinh Tiến Dũng chia sẻ Thường trực Thành ủy đã thống nhất cao đối với dự án xây dựng tuyến vành đai 4 và sẽ làm việc với 4 địa phương để đẩy nhanh kế hoạch này.