Đại biểu Quốc hội: Đất đấu giá ở Thủ Thiêm cao vô cùng bất thường

Theo ông Hoàng Thanh Tùng, đấu giá đất để thu được giá cao hơn nhưng “cao vô cùng bất thường” như ở Thủ Thiêm vừa qua là vấn đề.

Câu chuyện đấu giá đất ở Thủ Thiêm (TP Thủ Đức, TP.HCM) vừa qua một lần nữa được đại biểu Quốc hội đề cập trong buổi thảo luận ở tổ sáng 6/1 khi bàn về một số dự án luật như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu...

Bày tỏ băn khoăn khi luật cho phép nhà đầu tư được chuyển đổi sang đất ở mà không phải thông qua đấu giá, đấu thầu với các dự án nhà ở thương mại, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Trần Văn Lâm lo ngại việc này sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp gom đất nông nghiệp, làm dự án nhà ở thương mại và “nghiễm nhiên” được chuyển đổi không cần phải đấu thầu, đấu giá.

Theo ông Lâm, đây là điều bất hợp lý, không công bằng khi người dân không có quyền chuyển đổi nhưng doanh nghiệp lại được. Quy định theo hướng này sẽ tạo ra kẽ hở cho doanh nghiệp thâu tóm, thu gom đất đai.

“Doanh nghiệp được quyền chuyển đổi mà không qua đấu giá thì liệu có xảy ra thất thoát ngân sách hay không? Vì không đấu giá tạo chênh lệch giá, tiền sẽ chảy vào túi doanh nghiệp”, ông Lâm đặt vấn đề, đồng thời cảnh báo nếu không đánh giá kỹ sẽ tạo hệ lụy cho việc mua bán hàng nghìn, hàng vạn dự án đất đai tới đây.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng cần đánh giá tác động thật rõ khi sửa đổi quy định này.

“Khi luật ban hành có dẫn đến tình trạng nhà đầu tư đổ xô đi thu gom đất chưa phải là đất ở với nhiều hình thức, chờ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được duyệt sẽ bán đi để thu lợi hay không? Đó là trục lợi chính sách, nên cần phải dự báo trước để có đánh giá và quy định cho rõ”, ông Tùng nói.

bat thuong trong Dau gia dat Thu Thiem anh 1

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Hồng Phong.

Trong khi đó, hiện có sự bất cập là giá đất theo giá thị trường của Luật Đất đai chưa thực sự sát với thực tiễn, dẫn đến một số trường hợp bồi thường đất đai và nộp tiền sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng chưa sát.

Theo ông, đấu giá có thể thu được giá cao hơn, nhưng “giá cao vô cùng bất thường” như ở Thủ Thiêm vừa qua là vấn đề. Nếu quy định giá đất trong luật sát với thị trường thì sự chênh lệch khi đấu giá không thể quá lớn.

Để tránh nguy cơ trục lợi, lợi ích nhóm liên quan đến quy định này, đại biểu Đồng Ngọc Ba (Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp) lưu ý đánh giá kỹ lưỡng về nội dung trình sửa, tránh hiểu sai.

Trước đó, trong phiên thảo luận tổ ở Quốc hội chiều 4/1, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh đến việc có nhiều trường hợp, doanh nghiệp có vốn vay gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, nhưng vẫn phát hành trái phiếu để huy động vốn. "Chẳng hạn, kết quả đấu giá đất ở Thủ Thiêm là điển hình làm nhiễu loạn thị trường", Bộ trưởng nói.

Phân tích thêm, Bộ trưởng Phớc chia sẻ việc một m2 đất ở Thủ Thiêm có giá 2,4 tỷ đồng, trong khi hạ tầng chưa đồng bộ so với khu vực quận 1 (TP.HCM) là "bất thường". Bởi, giá đất khu vực đường Nguyễn Huệ - theo Bộ trưởng - ở vào khoảng 1-1,5 tỷ đồng/m2.

HoREA nêu loạt bất lợi từ kết quả đấu giá 4 lô đất Thủ Thiêm

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM bày tỏ lo ngại về kết quả đấu giá 4 lô đất vừa qua tại Thủ Thiêm (TP.HCM) và chỉ ra một số bất cập về quy định đấu giá quyền sử dụng đất hiện nay.

Khu vực có giá đất tăng mạnh theo Thủ Thiêm

Thạnh Mỹ Lợi là một trong những khu vực được xem là trung tâm của TP Thủ Đức hiện nay với giá bất động sản tăng mạnh trong 3 năm qua.

Ông Hồ Đức Phớc: 2,4 tỷ đồng/m2 đất Thủ Thiêm là bất thường

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng đất đấu giá ở Thủ Thiêm được một doanh nghiệp mua với giá 2,4 tỷ đồng/m2 là bất thường, điển hình của việc làm nhiễu loạn thị trường.